Gia tăng đầu tư để đưa thêm hàng Việt Nam vào EU. Đồng thời tham gia vào chuỗi sản xuất để tận dụng cơ hội khi EVFTA có hiệu lực.
Doanh nghiệp tăng đầu tư
Công ty cổ phần Nafoods
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nafoods cho biết. Năm 2019, doanh thu của thị trường châu Âu chiếm 45% trong tổng cơ cấu doanh thu xuất khẩu của Nafoods. Trong 6 tháng đầu năm nay, con số trên đã tăng 50% so với cùng kỳ. Châu Âu vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất của Nafoods. Ông Hùng tin rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là mặt hàng như gạo, cà phê, mật ong, và thủy sản – những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
“Công ty hiện đang xuất khẩu các sản phẩm nước ép và IQF được sản xuất và chế biến từ nguyên liệu hoa quả như chanh leo, xoài, thanh long, chuối, mãng cầu, v..v. Nên theo dự thảo của Hiệp định EVFTA đều sẽ được hưởng ưu đãi này”. Đại diện Nafoods nói và cho biết. Công ty sẽ tiếp tục huy động vốn, cân đối nguồn tài chính để đảm bảo năng lực đáp ứng các đơn hàng, nhu cầu của khách hàng, đối tác.
Đại diện của Nafoods cho biết, để tiếp cận thị trường EU, doanh nghiệp này đã lên kế hoạch chuẩn hóa. Đầu tư vào hệ thống nhà kho, bao gồm kho bảo quản và kho lạnh để có thể mở rộng sức chứa, tăng khả năng trữ hàng.
“Dự kiến năm 2022, Công ty hoàn thành đầu tư nhà xưởng đóng gói quả tươi, kho lạnh, hoàn thiện lắp đặt và đi vào vận hành dây chuyển sản xuất sấy, doanh thu từ sản phẩm giá trị gia tăng tăng 150%. Sản phẩm sản xuất từ dây chuyền sấy tăng 100%”. Đại diện Nafoods thông tin và cho biết, bằng cách tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, các sản phẩm nước ép, IQF sẽ tăng từ 30-50% công suất.
Theo các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Khi EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm sẽ được giảm thuế. Điều đó sẽ là cơ hội để họ có thể đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí. Thêm vào đó nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm theo các quy chuẩn của EU và nâng cao năng lực quản trị, điều hành của doanh nghiệp. Đồng thời, có ý nghĩa quyết định mở rộng thị trường và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công ty Biophap
Bà Huỳnh Đinh Hà Giang, CEO của Công ty Biophap thông tin. Trong tháng 8 tới, Công ty sẽ đưa ra thị trường sản phẩm mới có tên Drinkizz, là một sản phẩm nước năng lượng hữu cơ có ga, gồm các nguyên liệu chính là bụp giấm, măng tre, trà. ..
“Sản phẩm này được chiết xuất 100% nguyên liệu thực vật hữu cơ, có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người và có đầy đủ các chứng nhận để xuất khẩu”. Đại diện Biophap thông tin và cho biết, sản phẩm này là kết quả bước đầu của chiến lược đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm hữu cơ mà Công ty đã triển khai tại khu vực Tây Nguyên từ năm 2015.
Đại diện của Biophap cho biết, đã có những cam kết rót vốn đầu tư hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư cho kế hoạch phát triển các sản phẩm mới. Tất nhiên, việc đầu tư này phải có lộ trình, song mục tiêu đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ “made in Việt Nam” sang châu Âu của Biophap có cơ hội sớm thành hiện thực.
Khuyến nghị từ EuroCham
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham nhìn nhận, nhiều mặt hàng xuất khẩu với số lượng lớn của Việt Nam sang châu Âu như hạt điều, cà phê, trái cây và rau quả, hải sản… .Khi EVFTA có hiệu lực và thuế quan bắt đầu giảm, sẽ là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần.
Chẳng hạn, 3 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan đối với các sản phẩm nông sản chế biến sẽ giảm từ 37% xuống còn 6% .Đối với nghề cá từ 60% đến 15%. Sau 7 năm, cả hai sẽ còn giảm hơn nữa, chỉ khoảng 2% mỗi lần….
Tuy nhiên, ông Nicolas Audier cũng cho rằng, để có thể khai thác hết tiềm năng cũng như tận dụng được các ưu đãi của EVFTA, sẽ có một số thách thức đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam khi muốn tăng xuất khẩu sang châu Âu.
Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu an toàn nghiêm ngặt của EU, bao gồm các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật. An toàn thực phẩm là rất quan trọng và người tiêu dùng phải tin tưởng rằng sản phẩm được bán và tiêu thụ đáp ứng các tiêu chuẩn cao này.
“Các nhà sản xuất trong nước phải nhận thức được các tiêu chuẩn này, phải chia sẻ thông tin và xây dựng năng lực từ cả cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp”. Ông Nicolas Audier khuyến nghị.
Nguồn tạp chí tài chính.
XEM THÊM.
- SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU MỰC VÀ BẠCH TUỘC GIẢM MẠNH. Xem tại đây.
- Alibaba.com là gì? Có nên bán hàng trên Alibaba.com không? xem tại đây.
- Góc nhìn lạc quan về xuất khẩu nông sản thời Covid-19. Xem tại đây.
- Thực trạng nông sản ngày nay và cơ hội mở rộng đầu ra thông qua Alibaba.com. Xem tại đây.
- Nhật Bản mong muốn sử dụng sản phẩm Việt. Xem tại đây.
- VIỆT NAM XUẤT THÀNH CÔNG 557 TRIỆU CHIẾC KHẨU TRANG TRONG NỮA ĐẦU NĂM.Xem tại đây.
- VẢI THIỀU BẮC GIANG TRÚNG ĐẬM THU GẦN 7.000 TỶ ĐỒNG. Xem tại đây.
Công ty CP Thương Mại & Dịch Vụ HBS Việt Nam.
VPHN.: P512,Tòa nhà Toyota ,15 Phạm Hùng,Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
VPHCM.: Tòa nhà ArchGroup, 27 Hoàng Hoa Thám, P6, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Tel.: 0938 11 6869.
Website.: hbsvietnam.com – https://alibabavietnam.vn – supplier.hbsvietnam.com