Mỹ vươn lên vị trí dẫn đầu nhập khẩu tôm Việt Nam

Mục Lục

Theo VASEP, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19.

Xuất khẩu tôm Việt Nam

Theo thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Trong tháng 6/2020, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 349,9 triệu USD. Tăng 19,2% so với tháng 6/2019, mức tăng trưởng tốt nhất kể từ tháng 3/2020.

6 tháng đầu năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hai thị trường chủ chốt là Mỹ và Trung Quốc trong tháng 6 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.
Trong cơ cấu xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm nay, tôm chân trắng chiếm 70,1% tổng giá trị xuất khẩu. Còn tôm sú chiếm 18,2%, còn lại là tôm biển. Trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19, xuất khẩu tôm chân trắng có giá hợp lý tăng tốt hơn tôm sú. Còn các sản phẩm tôm đã qua chế biến được tiêu thụ nhiều hơn so với sản phẩm tươi/sống/đông lạnh.
Không chỉ tăng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc. Tháng 6 năm nay, Việt Nam còn tăng kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc, Anh, Canada với mức tăng trưởng 2 con số.
Kim ngạch xuất khẩu tôm theo từng tháng trong giai đoạn 2019 – 2020 (Nguồn: VASEP)

Theo như biểu đồ về Kim ngạch xuất khẩu Tôm Việt Nam

Trong tháng 6/2020, Mỹ vươn lên vị trí dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21,2%. Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 6/2020 tăng trưởng tốt 54,4% so với tháng 6/2019. Trước đó, cũng theo VASEP, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong tháng 5/2020 với tỷ trọng 19,2%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đạt 323,3 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng hoạt động xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng trưởng khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay.

Thị Trường Mỹ

Trong 6 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19. Trong khi các nguồn cung như Ấn Độ và Ecuador vẫn còn đang phải chịu tác động nặng nề.

Các nhà chế biến và xuất khẩu tôm của Ấn Độ, Ecuador không chỉ chịu tác động bởi đơn hàng giảm mà ngay cả hoạt động sản xuất. Trong nước bị đình trệ do lệnh phong tỏa, thiếu công nhân trong các nhà máy do họ không đi làm vì lo ngại bị nhiễm bệnh.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 18,3%. Trong tháng 6/2020, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm 3,7%.
Tuy nhiên, nhờ sự tăng trưởng trong những tháng trước đó, nên kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này. Trong 6 tháng đầu năm đạt 278,2 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU trong tháng 6 giảm 7,9%. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường đơn lẻ trong khối là Hà Lan và Bỉ lại tăng trưởng dương lần lượt là 11% và 17%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu sang EU đạt 200,7 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP cho biết

 Ít nhất 17 nguồn cung đã giảm xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 5/2020 như: Nicaragua, Bangladesh, Saudi Arabia, Sri Lanka và Na Uy,… Do đó, nhu cầu nhập khẩu  tôm của Mỹ từ Việt Nam sẽ không giảm để bù đắp nguồn cung giảm từ các nguồn cung trên.
Tháng 6/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng trưởng tốt 23% đạt 57,7 triệu USD. Các nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc đều đang gặp phải các khó khăn trong xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Mới đây, Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu tôm từ 3 công ty của Ecuador với lý do phát hiện virus corona trên bao bì sản phẩm. Ngành xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Trung Quốc cũng gặp khó do một số lô hàng bị trì hoãn với lý do để giám sát Covid-19.
VASEP dự báo, giá tôm Việt Nam đã có xu hướng tăng trong tháng 6. Tồn kho tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ và EU không cao như những tháng trước đó. Do vậy, xuất khẩu tôm của Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng khả quan trong các tháng tới.
Nguồn Bizlive

XEM THÊM.

  • SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU MỰC VÀ BẠCH TUỘC GIẢM MẠNH. Xem tại đây.
  • Góc nhìn lạc quan về xuất khẩu nông sản thời Covid-19. Xem tại đây.
  • Alibaba.com là gì? ​​​​​Có nên bán hàng trên Alibaba.com không? xem tại đây.
  • Thực trạng nông sản ngày nay và cơ hội mở rộng đầu ra thông qua Alibaba.com. Xem tại đây.
  • Nhật Bản mong muốn sử dụng sản phẩm Việt. Xem tại đây.
  • Thực trạng nông sản ngày nay và cơ hội mở rộng đầu ra thông qua Alibaba.com. Xem tại đây.
  • Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Công Thương về xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo. Xem tại đây.
  • VIỆT NAM XUẤT THÀNH CÔNG 557 TRIỆU CHIẾC KHẨU TRANG TRONG NỮA ĐẦU NĂM. Xem tại đây.

Công ty CP Thương Mại & Dịch Vụ HBS Việt Nam.

VPHN.: P512,Tòa nhà Toyota ,15 Phạm Hùng,Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
VPHCM.: Tòa nhà ArchGroup, 27 Hoàng Hoa Thám, P6, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Tel.: 0938 11 6869
Website.: hbsvietnam.com – https://alibabavietnam.vn – supplier.hbsvietnam.com

 

Facebook
Telegram
Pinterest
Skype

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915 611 366

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!