Thị trường CPTPP: Cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam

Mục Lục

Việt Nam đã xuất siêu sang nhiều thị trường trong khối CPTPP.

Trong quý I năm nay, Việt Nam xuất siêu sang một nửa số thị trường thành viên CPTPP. Trong đó, xuất siêu sang Canada 807,3 triệu USD; Mexico 670 triệu USD; Chile 280,7 triệu USD; Nhật Bản 110,8 triệu USD; Peru 69,6 triệu USD. Các mặt hàng khối CPTPP nhập khẩu nhiều từ Việt Nam là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phân bón, lúa mì…

Trong Hiệp định CPTPP có rất nhiều nội dung yêu cầu cải cách, chính nhờ cải cách mới có được những ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP lớn như vậy. Đặc biệt, trong bối cảnh các nước láng giềng của ta gặp khó khăn rất lớn, trong khi đó chúng ta ghi nhận tăng trưởng khá xuất khẩu nói chung ở mức khá cao, đặc biệt với 2 thị trường mới nhờ Hiệp định CPTPP là Canada, Mexico là kết quả đáng ghi nhận.

Vải thiều xuất sang Nhật Bản

Cơ hội tăng xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP

Cơ hội tăng xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP đang rất lớn khi mới đây, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka, Nhật bản, ngay trong ngày mở bán đầu tiên.

Việc Nhật Bản vẫn mở cửa nhâp khẩu vải thiều trong khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là tin vui cho loại quả này nói riêng và xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản trong năm nay nói chung. Ước tính, trong năm nay, sẽ có khoảng 100 tấn vải thiều tươi sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không và đường biển.

Bên cạnh đó, ngày 22-6, UBND huyện Mai Sơn (Sơn La) phối hợp Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh đã tổ chức Lễ xuất khẩu 30 tấn xoài đầu tiên trong năm sang thị trường Mỹ, Canada và Australia theo đường chính ngạch. Đây cũng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam trong khối CPTPP.

Tận dụng tiềm năng xuất khẩu và tiềm năng thị trường

Hỗ trợ doanh nghiệp có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng kết nối, Bộ Công Thương đang tăng cường triển khai các hoạt động phổ biến thông tin về hiệp định, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường.

Theo đó, trong 2 ngày 18-19/6 vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình tập huấn cán bộ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Bộ Công Thương. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ, đào tạo của hỗ trợ kỹ thuật – phi dự án “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững – Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thực thi CPTPP” do Chính phủ Canada tài trợ.

Việt Nam cũng có thế mạnh ở những nhóm mặt hàng như nông sản, dệt may, da giày… Nhưng phải lưu ý, chỉ khi hàng hóa Việt Nam có chứng nhận xuất xứ Việt Nam, đạt tỷ lệ nội địa hóa nhất định mới được hưởng thuế suất đó. Do vậy bên cạnh việc DN nỗ lực nội địa hóa, cần đề phòng hiện tượng hàng hóa nước ngoài mạo danh hàng Việt Nam để xuất khẩu vào các nước CPTPP.

Ngoài ra, CPTPP có hiệu lực, hàng rào phi thuế quan cắt bỏ thì hàng rào kỹ thuật tăng lên, khiến chúng ta không còn dựa được nhiều vào các lợi thế từ nhân công giá rẻ mà phải cạnh tranh bằng chất lượng. Các DN cũng cần nỗ lực hơn để chủ động nguồn nguyên liệu để đảm bảo những yêu cầu về quy tắc xuất xứ, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia CPTPP.

XEM THÊM 

  • Thương Mại Điện Tử Phát Triển Như Thế Nào Trong 5 Năm Tới xem tại đây
  • Góc nhìn lạc quan về xuất khẩu nông sản thời Covid-19 xem tại đây
  • Alibaba.com là gì? ​​​​​Có nên bán hàng trên Alibaba.com không? xem tại đây
  • Thực trạng nông sản ngày nay và cơ hội mở rộng đầu ra thông qua Alibaba.com xem tại đây
  • Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Công Thương về xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo xem tại đây

Công ty CP Thương Mại &Dịch  Vụ HBS Việt Nam

VPHN : P512,Tòa nhà Toyota ,15 Phạm Hùng,Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
VPHCM : Tòa nhà ArchGroup, 27 Hoàng Hoa Thám, P6, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Tel: 0938 11 6869 – Mobile: 0938 11 6869
Website: hbsvietnam.com – https://alibabavietnam.vn – supplier.hbsvietnam.com

Facebook
Telegram
Pinterest
Skype

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915 611 366

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!