Ngành tôm đang đứng trước thời cơ vàng tăng trưởng, sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu đạt hai con số. Diễn tiến này, nếu kéo dài vài năm, ngành tôm Việt sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về quy mô, doanh số.
Kỳ vọng đứng đầu thế giới
Năm 2020, tốc độ phát triển ngành tôm của các doanh nghiệp khá tốt. Sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu đạt hai con số. Theo các chuyên gia, điễn tiến này, nếu kéo dài vài năm, ngành tôm Việt sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về quy mô, doanh số.
Ngành tôm đang đứng trước thời cơ vàng tăng trưởng, khi các cường quốc tôm đối thủ đang bị covid-19 tác động khiến sản lượng tôm nuôi sụt giảm trong lúc các mắt xích trong chuỗi giá trị tôm Việt lại linh hoạt các hình thức hợp tác, Chắc chắn tình hình nuôi tôm năm 2021 sẽ tiến triển mạnh qua các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm vì đã có nhiều giải pháp linh hoạt hợp tác, tình hình thị trường sẽ rộng mở hơn do các đối thủ đang gặp khó khăn bởi Covid-19.
Theo ông Hồ Quốc lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, vấn đề quan tâm hiện nay là nhu cầu lao động để đáp ứng tăng trưởng sản lượng tôm xuất khẩu. Các doanh nghiệp tôm đang lo ứng dụng và trang bị các máy móc, thiết bị hỗ trợ tăng năng suất lao động để khắc phục điểm bất lợi này. Tổng quan, dù khách quan hay chủ quan, năm 2021 ngành thủy sản hứa hẹn nhiều mới mẻ, dù thuận lợi hay bất lợi.
Riêng con tôm dù thuận lợi nhưng kèm theo không ít tồn đọng cần sớm khắc phục như: công tác đánh mã số vùng nuôi, ao nuôi nhằm tăng sự minh bạch, thuyết phục khách hàng, thuận lợi tăng quy mô tiêu thụ; như việc rất cần nhiều trang trại nuôi tôm đạt chuẩn nuôi quốc tế khách hàng đòi hỏi như BAP, ASC nhằm đủ điều kiện để tôm Việt lên kệ các hệ thống tiêu thụ cao cấp có giá tiêu thụ tốt hơn.
Qua đó nhà chế biến có khả năng chia sẻ với người nuôi thông qua giá mua tôm, cùng nhau nâng tầm tôm Việt. Tuy nhiên, để có nhiều trang trại nuôi tôm quy mô hàng trăm hécta, cơ quan chức năng cần xem lại quy định hạn điền đang quá thấp, đang như vòng kim cô ngăn chặn tổ chức sản xuất quy mô lớn…
Nhìn về năm 2021, tuy còn nhiều ẩn số, biến số, nhưng ngành thủy sản chế biến đông lạnh xuất khẩu Việt, chủ yếu là tôm và cá tra vẫn còn nhiều dư địa, thời cơ vượt lên, nhất là tôm.
Thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc
Thực hiện truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết hàng xuất khẩu. Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu, ông Hồ Quốc lực chia sẽ kinh nghiệm, các doanh nghiệp đã nhìn rõ mười mươi cơ hội trước mắt từ hiệp định EVFTA mang lại, song không thể không lo lắng, sốt ruột khi ngày càng nhiều thị trường đòi hỏi truy xuất nguồn gốc nhưng tỷ lệ diện tích tôm nuôi được cấp mã số còn ít.
Hiện nay tất cả thị trường tiêu thụ đều đã đòi hỏi việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, rõ ràng. Tôm, một dạng thực phẩm cao cấp càng được người tiêu dùng quan tâm, đòi hỏi kỹ lưỡng nội dung này.
Đầu năm 2019, tôm Việt vào Hoa Kỳ phải khai báo nguồn gốc từng lô hàng theo chương trình SIMP của nước này. Mã số vùng nuôi, ao nuôi phải cung ứng trước và trước khi lô hàng xuất bến phải báo cho họ chi tiết xuất xứ lô hàng. Các thị trường lớn khác cũng tương tự như EU, Nhật Bản và gần đây là Trung quốc.
Theo ông Trần Quốc Lực, đây là yêu cầu chính đáng và không phải là hàng rào bảo hộ và các nhà cung cấp phải thực thi để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thông suốt.
Do đặc thù ngành nuôi tôm của Việt Nam mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún; ý thức người nuôi còn hạn chế… nên khi căn cứ Nghị định 26/2019/NĐCP ngày 8/3/2019 của Chính phủ hạn chót là ngày 25/4/2020 các cơ sở nuôi trồng thủy sản chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) phải tiến hành thủ tục đăng ký xác nhận nuôi trồng.
Tuy nhiên, Tổng cục Thủy sản đã và đang gặp tất nhiều khó khăn khi triển khai thực thi Nghị định trên. Để khắc phục, chi cục thủy sản các địa phương đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền và hỗ trợ các hộ nuôi tôm làm thủ tục đăng ký trong năm qua.
Ngành tôm đang đứng trước thời cơ tăng tốc. Tuy nhiên, để bảo đảm sự phát triển bền vững cần có sự chuẩn bị đồng bộ. Trong đó, một yếu tố cực kỳ quan trọng là truy xuất nguồn gốc. Việc này gắn liền công tác cấp mã số cơ sở nuôi. Tất cả ngành đang trông chờ cơ quan chức năng. Rõ ràng là chuyện quá khó, nhưng không thể chậm hơn. Các doanh nghiệp tôm, người đang đứng mũi chịu sào cho sự tăng trưởng này nên nêu lên tiếng nói và tốt hơn là ý thức sẻ chia công việc này với cơ quan chức năng, càng sớm càng tốt.
Nguồn: Hải quan online
Công ty CP Thương Mại & Dịch Vụ HBS Việt Nam
VPHN : P512,Tòa nhà Toyota ,15 Phạm Hùng,Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
VPHCM : Tòa nhà ArchGroup, 27 Hoàng Hoa Thám, P6, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Tel: 0938 11 6869 – Mobile: 0938 11 6869
Website: hbsvietnam.com – https://alibabavietnam.vn
ĐỌC THÊM:
- Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may ra Thế Giới? xem tại đây
- Alibaba.com là gì? Có nên bán hàng trên Alibaba.com không? xem tại đây.
- Thực trạng nông sản ngày nay và cơ hội mở rộng đầu ra thông qua Alibaba.com. Xem tại đây.