TỔNG HỢP TIN TỨC XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NƯỚC TUẦN 3 THÁNG 7

Mục Lục

✅ Ồ ạt nhập thịt lợn ngoại
Sáu tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 70 nghìn tấn thịt lợn đông lạnh và phụ phẩm của động vật trị giá 727 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáu tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 70 nghìn tấn thịt lợn đông lạnh và phụ phẩm của động vật trị giá 727 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), các thị trường nhập khẩu thịt chính của Việt Nam là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất, sau 5 tháng đầu năm nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ thị trường này đạt 45,7 nghìn tấn với trị giá 97,4 triệu USD, tăng 437,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, thực tế lượng thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng thịt cả nước nên không đáng lo ngại. Trong bối cảnh sức tiêu thụ thịt lợn đang giảm mạnh, dự kiến lượng thịt nhập về năm nay sẽ không bằng năm ngoái.
✅ Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ
Gần đây nhất, ngày 7 và 8/7, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương ) đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Xúc tiến thương mại và Hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ 2021. Tại các phiên giao thương, doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới đối tác nhiều sản phẩm tiềm năng và chất lượng, bao gồm hàng nông sản, thực phẩm khô, thủy hải sản, đồ uống, gia vị, bánh kẹo, hàng tiêu dùng các loại… và thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp Ấn Độ.
✅ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sorbitol nhập khẩu
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 6/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1719 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia (mã số vụ việc: AD14). Một số sản phẩm Sorbitol bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thuộc các mã HS: 2905.44.00 và 3824.60.00. Cục Phòng vệ thương mại hông báo để các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên xem xét nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời (vụ việc AD14), bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 14 và Phụ lục III Thông tư 37/2019/TT-BCT.
✅ Xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh
Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 3,03 triệu tấn (giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái), thu về gần 1,65 tỷ USD (giảm 4%), giá trung bình đạt 544,4 USD/tấn (tăng 11,7%). Về thị trường tiêu thụ, Philippines vẫn là thị trường đứng đầu nhập khẩu gạo của Việt Nam, với trên 1,09 triệu tấn (giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia giảm rất mạnh, với sản lượng đạt 151.104 tấn (giảm 55,9%)
✅ Giá cước vận tải tăng quá cao, doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lo mất thị trường
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ước đạt 155 ngàn tấn, kim ngạch đạt 500 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020, lượng xuất khẩu giảm 7%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng 41%. Lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm ngoài yếu tố sản lượng năm 2021 giảm, ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì chi phí logistics là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp. Cụ thể, thời gian gần đây, Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam. Với tình hình cước tăng liên tục và không có chiều hướng giảm như hiện nay ngành hàng Hồ tiêu Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh ở các thị trường Mỹ và EU.
Nguồn: Tổng hợp
Facebook
Telegram
Pinterest
Skype

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915 611 366

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!