Việt Nam có thể cung ứng khẩu trang cho thế giới

Mục Lục

(HQ Online) – Trong bối cảnh xuất khẩu dệt may gặp khó tứ bề vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc linh hoạt chuyển hướng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải được nhận định là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt phần nào khó khăn.

XEM THÊM

 – Cơ hội xuất khẩu gỗ từ thị trường Mỹ 

 – Alibaba.com đã vực dậy doanh nghiệp vừa và nhỏ

 – Tìm lối đi mới cho xuất khẩu

Mỗi tháng có thể sản xuất 200 triệu khẩu trang

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên; 1,2 tỷ m2 vải dệt từ sợi nhân tạo; tổng 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày.

Nếu tính trung bình 1 m2 sản xuất được 20 khẩu trang vải, thì 1 ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại (giả định toàn bộ vải dùng để may khẩu trang).

Bên cạnh đó, lượng vải còn tồn trong thương mại và doanh nghiệp vẫn còn khá lớn, chưa kể nguồn vải từ Trung Quốc đã bắt đầu được nhập về. Do vậy, có thể khẳng định Việt Nam không thiếu vải để may khẩu trang vải.

Bộ Công Thương đánh giá, về năng lực sản xuất khẩu trang vải, mỗi tháng Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có thể sản xuất được 50 triệu khẩu trang vải. Toàn ngành dệt may Việt Nam có thể sản xuất khoảng 150 – 200 triệu khẩu trang vải mỗi tháng. Năng lực sản xuất khẩu trang vải có thể tăng thêm, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, hiện nay nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tăng cao do dịch Covid-19. Việt Nam nằm trong những nước “top” đầu về xuất khẩu dệt may nên chuyển sang sản xuất khẩu trang sẽ tạo ra một thị trường sôi động.

“Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhanh nhạy khi sản xuất được các loại khẩu trang sử dụng vải thông thường, vải kháng khuẩn, không thấm nước, chống giọt bắn, thậm chí là ngăn được tia UV hay khẩu trang phủ muối độc đáo… Việc cung ứng khẩu trang vải cho thế giới hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam”, ông Hải nhận định.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu còn cho rằng, sự tiếp cận nhạy bén và chuyển đổi nhanh chóng giữa các sản phẩm dệt may truyền thống với mặt hàng khẩu trang sẽ là bí quyết để các doanh nghiệp dệt may không chỉ cầm cự qua mùa dịch, mà còn có thể tạo ra một “sân chơi” mới, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước.

Xuất khẩu khẩu trang chỉ nhất thời

Tổng công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp đang hy vọng việc sản xuất, xuất khẩu khẩu trang sẽ phần nào bù đắp bớt những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra cho hoạt động xuất khẩu dệt may.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19, trong tháng 4/2020, Tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đã có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải.

Trên thực tế, sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp tình thế hữu hiệu cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh, việc xuất khẩu khẩu trang vải và các đồ bảo hộ y tế có những khó khăn nhất định, chủ yếu nằm ở đầu ra.

Dịch bệnh đang căng thẳng, nhu cầu khẩu trang thế giới không nhỏ, song doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được hàng lại chưa tìm được đầu ra.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác để thực hiện rà soát, xây dựng, đề xuất các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất khẩu trang vải.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và cũng đang chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn của Việt Nam.

Một số chuyên gia nhận định, nhu cầu khẩu trang có thể kéo dài đến hết năm, nhưng sẽ giảm dần. Sản xuất khẩu trang là mặt hàng mang tính thời điểm. Về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đặt trọng tâm vào các sản phẩm dệt may truyền thống. Để tăng tính chủ động, ngành dệt may phải từng bước thay đổi về cơ cấu, không chỉ là gia công phụ thuộc vào đối tác mà phải làm chủ các khâu như sản xuất nguyên liệu, thiết kế…

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt tại nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, mới đây, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã tổng hợp thông tin chi tiết về nhu cầu nhập khẩu khẩu trang và các trang thiết bị bảo hộ y tế của nước này.

Cụ thể, thị trường Mỹ có nhu cầu 500 triệu chiếc khẩu trang N95; 200 triệu chiếc khẩu trang các loại khác; 1.000 máy trợ thở; 1 tỷ đôi găng tay; 100 triệu bộ áo choàng y tế và 50 triệu bộ áo bảo hộ phòng dịch.

Thị trường Tây Ban Nha có nhu cầu 123 triệu găng tay nitrile có bột hoặc không bột dùng trong khám bệnh; mắt kính bảo hộ; hàng triệu bộ quần áo bảo hộ dùng 1 lần; khẩu trang y tế… đạt quy chuẩn châu Âu.

Thị trường Kazackhstan cũng chào mua 30.000 khẩu trang y tế 3 lớp; 300.000 bộ test Covid-19; 200 máy thở… và hàng loạt các thiết bị khác.

Thị trường Belarus có nhu cầu 500 nghìn bộ thử xét nghiệm virus Covid-19; 1 triệu bộ quần áo bảo vệ; 1 triệu khẩu trang bảo vệ cấp độ 3; 50 nghìn chiếc kính bảo vệ, 200-300 nghìn thiết bị máy trợ thở cấp ICU…

Xem Thêm

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty CP Thương Mại & Dịch Vụ HBS Việt Nam
VPHN : P512,Tòa nhà Toyota ,15 Phạm Hùng,Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
VPHCM : Tòa nhà ArchGroup, 27 Hoàng Hoa Thám, P6, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Tel : 024 36262288 – Mobile : 0938 11 6869
Website: hbsvietnam.com – https://alibabavietnam.vn – supplier.hbsvietnam.com

Facebook
Telegram
Pinterest
Skype

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915 611 366

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!