Xuất khẩu sang EU và những quy định gì cần lưu ý

Mục Lục

Hiện nay, các doanh nghiệp rau quả của Việt Nam đang ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của các đối tác EU, có khả năng cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt và an toàn cho thị trường EU.

 

EU là thị trường “khó tính”, có yêu cầu khắt khe với các quy định về hàng rào kỹ thuật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm… Do đó, việc sản xuất theo hướng an toàn là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp, bởi khi xuất khẩu sang EU, nếu bị vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả ngành rau quả, cho nên sản xuất an toàn là yêu cầu bắt buộc đối với ngành rau, quả Việt Nam.

1036-448456076002

 

Bên cạnh đó, việc chế biến sâu sẽ giúp tận dụng được các sản phẩm rau, củ, quả vào làm nguyên liệu cho chế biến, từ đó khai thác tối đa giá trị của các sản phẩm thu hoạch được, giúp nông dân tăng thêm thu nhập do sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết.

Các tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng rau quả là những quy định pháp lý bắt buộc nhằm đảm bảo các sản phẩm trên thị trường đạt chất lượng có thể chấp nhận được và được dán nhãn đúng quy cách, Rau quả có thể được chào bán nếu tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quy định và sẽ không được phép đưa vào thị trường nếu không đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn chất lượng được thống nhất trong toàn khối EU.Các tiêu chuẩn của EU được xây dựng theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế Châu Âu (UNECE) và Codex Alimentarius. Cần lưu ý rằng tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến cả 2 vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm. Thực tế thì an toàn thực phẩm bao hàm cả chất lượng thực phẩm. Chất lượng thực phẩm, dưới góc độ người tiêu dùng thường, thường bao gồm các đặc trưng cụ thể của thực phẩm, cả bên trong lẫn bên ngoài. Dưới góc độ nhà nhập khẩu là những quy cách kỹ thuật. Tại EU, các tiêu chuẩn đối với chất lượng của mặt hàng rau quả nằm trong Quy định(EC) 2200/96 của Ủy ban châu Âu. Quy định này thiết lập cơ cấu chung cho thị trường rau quả tươi. Yêu cầu chủ yếu của các tiêu chuẩn là việc phân loại chất lượng và dán nhãn thông tin cho sản phẩm. Các tiêu chuẩn này không áp dụng đối với sản phẩm rau quả chế biến.

Quy định về thuế : Hệ thống thuế quan áp dụng cho hàng hóa của các nước EU được chia thành ba loại thuế chính: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế hàng hóa. Thuế giá trị gia tăng và thuế hàng hóa được áp dụng theo quy định của từng thị trường riêng lẻ. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các nước ngoài Liên minh Châu Âu, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng chung cho tất cả các thị trường thuộc EU. Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ khác nhau. Đối với các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang được hưởng mức thuế suất GSP

Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm :Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong Luật thực phẩm của EU. Luật thực phẩm chung EU được coi là khung pháp lý quan trọng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên thị trường này. Để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và để cho phép thực hiện các hành động phù hợp trong trường hợp thực phẩm không an toàn, các sản phẩm thực phẩm phải được truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi cung cấp và những rủi ro về nhiễm bệnh cần phải được hạn chế. Một khía cạnh quan trọng để kiểm soát các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm là xác định các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) thông qua việc thực thi các nguyên lý về quản lý thực phẩm. Một khía cạnh quan trọng khác nữa là các sản phẩm thực phẩm phải tuân theo các quy định kiểm soát chính thức. Những sản phẩm bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường EU.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh gây hại cho môi trường, EU hạn chế sử dụng một số loại hóa chất nhất định (MRLs), được quy định trong một số Quy định và Hướng dẫn của EU. Sản phẩm của bạn sẽ phải tuân thủ theo các quy định về kiểm soát chính thức. Những hoạt động kiểm soát này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng tất cả thực phẩm nhập khẩu vào thị trường EU an toàn, cũng có nghĩa là tuân thủ theo các quy định được áp dụng cho sản phẩm.

Quy định về nhãn mác : Quy định dán nhãn Luật pháp EU xác định các tiêu chuẩn marketing chung và riêng cho tất cả các loại rau quả tươi liên quan tới chất lượng tối thiểu và độ chín tối thiểu. Với những loại rau quả tươi không có tiêu chuẩn marketing cụ thể (SMS) sẽ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn chung (GMS). EU quy định các tiêu chuẩn cụ thể về marketing cho các loại rau quả tươi sau đây: táo, các quả họ cam, quả kiwi, rau diếp, quả đào và xuân đào, lê, dâu, ớt chuông, nho và cà chua. Những sản phẩm này phải có kèm theo giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho từng kiện hàng. Với những lô hàng nhập khẩu các sản phẩm này nhằm mục đích chế biến không phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn marketing của EU. Tuy nhiên, trên bao bì của hàng hóa cần phải ghi rõ cụm từ “intended for processing” (dù mục đích chế biến) hoặc các cụm từ tương đương.

Nguyễn Thị Thúy

Facebook
Telegram
Pinterest
Skype

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915 611 366

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!