Dù không có được “cơ hội vàng” như thu hút FDI song lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam vẫn được đánh giá có những thuận lợi nhất định sau dịch, bởi có thêm trợ lực khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được phê chuẩn và đi vào thực thi.
Hiện xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 song TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định rằng, xuất khẩu của Việt Nam vẫn có cơ hội sau dịch.
Phân tích cụ thể, bà Trang chỉ ra: Thứ nhất, về cầu thì trong thời gian dịch bệnh, Việt Nam đã nâng được uy tín của mình từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh, có sự ứng xử nhân văn với các nước đối tác, nước bạn. Thứ hai, một số mặt hàng như lương thực thực phẩm, vật tư y tế, thiết bị máy tính có thế mạnh xuất khẩu thì nhu cầu trên toàn cầu cũng tăng lên.
Ngoài ra, ở thị trường EU, việc hiệp định EVFTA đi vào thực tế cũng tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội.
Lý do, EU là thị trường xuất khẩu lớn, trên 400 triệu dân và cũng là khu vực có sức mua lớn thứ 2 thế giới. Đặc biệt, các đối thủ cung cấp hàng hóa có tính cạnh tranh với Việt Nam tại EU như Trung Quốc đều chưa có hiệp định với nền kinh tế này. Do đó, về dài hạn, cơ hội là có và chúng ta làm tốt vẫn có thể tận dụng được.
Theo các chuyên gia, ở thời điểm hiện tại dù xuất khẩu đi các thị trường nói chung và EU nói riêng có sụt giảm nhưng đây chỉ là trong ngắn hạn.
Về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – cho biết, trước mắt, xuất khẩu từ Việt Nam sang liên minh châu Âu (EU) có thể bị sụt giảm. Không đạt được như kỳ vọng được đặt ra (trước khi có dịch bệnh) mà ta trông chờ vào EVFTA, EVIPA. Thế nhưng, sự sụt giảm này chỉ trong ngắn hạn, về lâu dài sẽ tăng. Lâu nay, xuất khẩu nhiều nhưng 70% là đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đặc biệt, khi EVFTA được thực thi doanh nghiệp thủy sản sẽ có thêm lợi thế về thuế suất cũng như thuận lợi hơn các thủ tục pháp lý liên quan sang EU. Bởi lẽ EU là thị trường quan trọng với thủy sản. Để tận dụng được lợi ích về thuế quan các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA.
Với các ngành hàng khác như nông sản, gỗ hay lúa gạo cũng được doanh nghiệp kỳ vọng rất lớn sau dịch. Các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị sẵn sàng. Trong đó ngành hàng rau củ đã nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của thị trường bằng việc tăng diện tích vùng trồng theo chuẩn quốc tế. Còn doanh nghiệp ngành lúa gạo đã tăng liên kết với người nông dân để sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
Nguồn: congthuongvn
Bài viết liên quan
- TỪ NGÀY 1/5, XUẤT GẠO TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG xem tại đây
- XUẤT KHẨU GẠO – ĐIỂM NÓNG TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19 xem tại đây
- Bán hàng xuất khẩu trên Alibaba hiệu quả cho người mới chỉ với 6 bước đơn giản năm 2020 xem tại đây
- Xuất khẩu gạo thông qua Alibaba xem tại đây
Liên hệ để được hỗ trợ
Công ty CP Thương Mại &Dịch Vụ HBS Việt Nam
VPHN : P512,Tòa nhà Toyota ,15 Phạm Hùng,Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
VPHCM : Tòa nhà ArchGroup, 27 Hoàng Hoa Thám, P6, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Mobile : 0938 11 6869- 0963172327
Website: hbsvietnam.com – https://alibabavietnam.vn – supplier.hbsvietnam.com